free Backlink
free Backlink
free Backlink
free Backlink

Một nông dân ở Trùng Khánh (Trung Quốc) có thú tiêu khiển tao nhã, đó là cưỡi lợn đi chơi


Theo Chongqing Evening News, từ khi mắc chứng viêm phế quản, ông Jiang Chengyou, 68 tuổi, cảm thấy rất mệt mỗi khi đi lại, vì lẽ đó ông chọn chú lợn 250 kg làm bạn đồng hành (ảnh).


Hằng ngày, ông Jiang thường leo lên lưng hậu duệ của lão Trư cưỡi nó thong dong quanh thị trấn. Ông Jiang cho biết đi bằng “phương tiện” này giúp ông không tốn năng lượng lẫn tiền xăng nhớt.
C.Nhung

Một cô gái 19 tuổi, ở hạt Sussex (Anh), cho biết chỉ cảm thấy an toàn nhất khi được ở trong phòng vệ sinh của riêng mình; lý do cô mắc chứng sợ ói.

Ảnh: Metro
Theo Metro, Anna Roberts (ảnh) hiếm khi rời khỏi nhà và không dám xa toilet quá 100 m. Cô gái đáng thương này mắc phải chứng sợ nôn khi mới 11 tuổi và điều đó khiến cuộc sống của cô bị ảnh hưởng rất nhiều. Lúc nào, Anna cũng sống trong cảm giác sợ nôn mửa nên chẳng bao giờ dám xa toilet.
C.Nhung
Nổi tiếng là "thủ phủ" cà phê của cả nước, du khách lần đầu đặt chân đến Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) sẽ bất ngờ và thích thú với loại hình du lịch độc đáo: "coffee tour".
Du khách đi dạo bằng xe ngựa trên đường phố Buôn Ma Thuột.
"Coffee tour" là sự kết hợp hoàn hảo giữa cà phê và du lịch: du khách vừa thưởng thức cà phê vừa dạo quanh thành phố trên xe ngựa, khám phá lịch sử cà phê từ Việt Nam đến thế giới trong một bảo tàng cà phê thu nhỏ...
Có diện tích khiêm tốn, đường phố Buôn Ma Thuột luôn sạch đẹp, không đông đúc, vì thế di chuyển bằng xe ngựa sẽ là một trải nghiệm mới thú vị. Trên những con đường nhỏ rợp bóng cây, du khách vừa uống cà phê vừa tham quan đường phố và lắng nghe tiếng vó ngựa túc tắc vui tai. Trên hành trình, khách có thể dừng xe thăm thú, tìm hiểu thêm phong tục tập quán, đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc ở các địa chỉ văn hóa quanh thành phố như buôn Kotam, buôn Đôn, Ako Dhong...
Với những tín đồ "phượt", không còn giới hạn trong thành phố, "coffee tour" có thể tiếp nối bằng những chuyến phiêu lưu trên những vùng đất kỳ bí của Đắk Lắk. Đó là Đắk Bla - dòng sông chảy ngược về hướng tây độc đáo trên thế giới; thác Dray Nur, Dray Sap - hai con thác hùng vĩ nhất nóc nhà Đông Dương; đến Bản Đôn để vắt vẻo trên lưng voi vượt dòng Sêrêpok...
Sẽ đơn điệu, tẻ nhạt khi đặt chân đến thủ phủ cà phê mà không hiểu về cà phê. "Coffee tour" còn là một hành trình khám phá về lịch sử cà phê từ Việt Nam đến thế giới. Tại đây, bạn sẽ được mục sở thị những hiện vật chế biến cà phê Việt Nam hay thủ phủ cà phê robusta thế giới, tham quan quy trình ủ, ươm, trồng, ghép, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến cà phê hay hòa mình trong không gian xanh của vườn cà phê, lắng nghe về huyền thoại cà phê chồn và văn hóa cà phê của bốn quốc gia Nhật, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Ethiopia.
Với một chuyến du ngoạn kiểu "coffee tour", vừa ngắm cảnh thiên nhiên hoang dã, thơ mộng vừa có dịp tìm hiểu đời sống văn hóa tâm linh, nghe những thiên hùng ca của đồng bào Ê Đê hay thưởng thức đặc sản cơm lam thịt nướng, nhấp chút rượu cần cay nồng, xem biểu diễn cồng chiêng - di sản phi vật thể nhân loại... chắc chắn bạn sẽ có những cảm xúc và trải nghiệm thú vị trong thời gian này.
Còn các cô gái, họ cũng không váy không áo ló kiểu dân tộc nữa, mà quần jean áo thun căng cứng, cũng trễ cạp cũng… Triump như ai, thế mà lạ, các nhiếp ảnh gia Việt Nam rất thích khai thác đề tài này, dựng mấy bà già da nhăn nheo cởi trần, thậm chí cho một đứa bé mắt ngơ ngác tròn vo ngậm bầu vú teo tóp của một bà già nào đó, và gửi đi dự thi. Có lẽ nó lạ với các triển lãm ảnh nước ngoài nên họ… trao giải, thế là về nước khoe ầm ĩ...
Cuối năm 1981, trên chuyến xe đò Desoto Quy Nhơn- Pleku, khi nó tuôn khói mù mịt ì ạch vượt đèo An Khê để vào địa phận Gia Lai trong một chiều sương giăng mờ thì trước mắt tôi hiện lên một cảnh tượng vô cùng ngoạn mục: một tốp phụ nữ ở trần mặc váy trên vai đeo gùi cắm cúi chân đất đi hàng một. Họ im lặng, rất im lặng, chắc thế, và nhẫn nại khi chiếc xe lù rù vượt qua vẫn không hề ngước mặt lên nhìn. Cái hình ảnh ấy ám ảnh tôi mãi. Lạ lẫm và háo hức, buồn và mong manh, như cái sợi chỉ giăng ngang chiều cao nguyên mang mang trong nỗi vừa xa lạ bí ấn vừa lãng mạn gần gụi.
Là hồi ấy, cũng lần đầu tiên tôi lên Pleiku trong một quyết định vừa ngông cuồng vừa đầy xúc cảm tuổi trẻ: Quyết định lên Gia Lai Kon Tum nhận việc khi vừa tốt nghiệp đại học. Một cậu trai tơ vừa rời ghế giảng đường văn khoa, từ giã thành phố Huế để lên Gia Lai công tác dù đã có quyết định phân công công tác ở thành phố đồng bằng là một quyết định khá khủng khiếp với gia đình hồi ấy. Nhưng những gì tôi đọc, tôi biết về Tây Nguyên, những bí ẩn về nó cứ như những hấp lực mời gọi không cưỡng lại được.
Và cái buổi chiều ấy với hình ảnh những người đàn bà Tây Nguyên hàng một trên đường quốc lộ như một khai mở ban đầu về Tây Nguyên cho tôi.
Bây giờ quen rồi, biết tại sao người Tây Nguyên cởi trần, tại sao họ toàn đi hàng một dù đấy là đường nhựa hay là những bãi cỏ mênh mông… mà cái cảm xúc vẫn không hết, cái bí ẩn vẫn tiếp tục làm mình không cưỡng được.
Bây giờ cánh người xuôi có cái tật lên Tây Nguyên là tìm sơn nữ ngực trần. Họ sẵn sàng bỏ tiền ra thuê người cởi trần để chụp ảnh ở suối rồi gán cho đấy là Tây Nguyên. Cũng như mới đây có mấy nghệ sĩ nhiếp ảnh đã xúi mấy đứa trẻ con đánh chiêng ngậm thêm cái tẩu thuốc để chụp ảnh, họ tưởng như thế mới là Tây Nguyên mà không biết là mình đã phạm những sai lầm nghiêm trọng.
Sự du nhập của văn minh như một tất yếu của cuộc sống, như một điều không thể khác đã làm đời sống của đồng bào Tây nguyên thay đổi rất nhiều theo hướng đầy đủ hơn, tiện nghi hơn, sung sướng hơn. Song cũng chính vì thế mà nhiều tập tục tốt đẹp của đồng bào có cơ bị mất. Tất nhiên văn hóa phải phù hợp với thời đại. Chúng ta không thể cứ mãi mãi bắt đồng bào chơi chiêng trong khi chỉ một cây đàn organ có thể thay thế cả dàn chiêng mà lại chỉ cần một người. Cũng như thế không thể cứ bắt đồng bào mãi đóng khố cởi trần chân đất trong khi chúng ta đủ kiểu đủ loại trang phục…
Nhưng như thế, làm sao chúng ta nhớ, có thời, thiếu nữ Tây Nguyên đã… cởi trần, có thời họ đã kỳ công ngồi dệt những cái áo rất đẹp…
Người mẹ
Không phải tất cả đàn bà con gái Tây Nguyên đều cởi trần như nhiều người lâu nay lầm tưởng, mà theo như chúng tôi biết, chỉ những cô gái chưa chồng mới cởi trần. Thử hình dung nhé, các cô gái Tây Nguyên da nâu chắc lẳn, chân dài quấn váy (hờ bành) mà mỗi bước đi là lóe ra ánh sáng từ gấu váy và chỗ tiếp giáp 2 đầu váy, thường là ngang rốn- không phải tôi tưởng tượng hay thấy mà tả đâu, mà là sử thi Tây Nguyên tả đấy, trong Đăm Săn, trong Đăm Noi, trong Bia Brah… nhân dân tả các cô gái như vậy. Chưa hết, phía trên là một thân hình của… thần vệ nữ. Vai tròn, ngực săn, hông thon, và cặp vú nhô lên như cặp ngà non, cong vút và chắc lẳn… Chiều cứ ngời ngời lên thế, đêm cứ hừng hực lên thế, và bình minh, những dáng con gái cởi trần giã gạo… Tây Nguyên yên bình và trữ tình quá thể.
Đến khi bắt chồng thì con gái Tây Nguyên hết cởi trần. Bởi đã có chồng thì cái ấy là của chồng, do chồng sở hữu, còn nữa, điều này mới nhân văn và đề cao cái đẹp, ấy là khi có chồng thì không còn tinh khiết trong trắng nữa, mà nó đã nhuốm màu tục lụy, tức là không đẹp nữa, vậy thì ta mặc áo, lấy áo che lại…
Váy áo của phụ nữ Tây Nguyên là cả một công trình nghệ thuật, dù rất thủ công, hoàn toàn thủ công, nhưng khi hoàn thành nó là tuyệt tác của kỹ thuật dệt, của phối màu, của bố cục hoa văn…
Mới nhìn, có cảm giác màu sắc, hoa văn trên trang phục truyền thống của tất cả cư dân cùng sống trên dải đất Tây Nguyên này đều giống nhau. Song sự thực không phải thế, mỗi dân tộc có họa tiết, hoa văn khác nhau, cách phối màu khác nhau, vị trí khác nhau... sở dĩ mới nhìn, ta có cảm giác chúng giống nhau là bởi chúng có sự tương đồng lớn. Đó là chất liệu vải dệt thủ công từ sợi bông nhuộm tay chắc chắn, thô ráp, hoa văn sử dụng các màu nguyên, cơ bản, nóng, rực rỡ và đều được bố trí theo chiều ngang khổ vải. Các loại vải dệt này được dùng để làm váy, khố, tấm dồ, áo. Váy của phụ nữ Tây Nguyên là những tấm vải dài sát gót, được quấn về một bên hông, có hoa văn ở cạp, gấu và phía sau tương ứng với phần mông. Ở cạp váy phụ nữ Tây Nguyên còn đeo thêm các vòng cườm, lục lạc bằng đồng để khi di chuyển tạo ra các âm thanh vui tai, ngoài ra còn các đồ trang sức bằng bạc, đồng, ngà voi, răng thú vật (loại quý hiếm và dữ như cọp, gấu, lợn rừng...) được đeo ở cổ, tai, tay và cổ chân... Tấm dồ là những tấm vải lớn có hoa văn ở 2 đầu, có thể có tua hoặc không có tua, dùng để đàn ông khoác ngang người, hoặc đắp khi ngủ, đàn bà dùng để địu con... nói chung nó là một vật dụng đa năng của cả đàn ông đàn bà Tây Nguyên. Rất nhiều người Kinh bây giờ sưu tầm các tấm dồ này làm chăn đắp. Nó rất ấm so với trọng lượng tương đương của các loại chăn đơn khác trên thị trường. Khố cũng không chỉ là khố mà nó là những tấm hoa văn tinh xảo có tua sặc sỡ ở 2 đầu thả dài quá đầu gối để mỗi bước đi, khố tung lên như những áng mây ngũ sắc, bề ngang 80 phân, bề dài từ 2 đến 4 mét. Người phụ nữ Tây Nguyên trước khi lấy chồng thường bỏ ra cả năm để dệt một bộ váy áo mang về nhà chồng mặc trong những dịp lễ hội. Đấy là loại đặc biệt, hoa văn cực kỳ tinh xảo, màu sắc rực rỡ, còn bình thường thì họ vẫn dệt vải hàng ngày, thường xuyên cùng các công việc thường xuyên khác như lấy nước, giã gạo, đi rẫy... Áo của các tộc người Tây Nguyên khác nhau rất rõ về hoa văn và màu sắc, tuy cũng là các màu nguyên như chàm, đỏ, đen, và thường là có tay nhưng lại… không dùng để xỏ tay vào mà để cho nó trôi ngoài cánh tay trần, gọi là áo ló, có lẽ cũng là loại thời trang rất hiếm hiện nay.
Trước khi có các loại vải dệt như vừa kể trên , đồng bào tây nguyên dùng vỏ cây làm trang phục. Trong tiểu thuyết " đất nước đứng lên ", nhà văn Nguyên Ngọc còn miêu tả làng Kông Hoa của anh hùng Núp cũng đã phải mặc áo vỏ cây. Tất nhiên không phải là đồng bào dùng nguyên những miếng vỏ cây để khoác lên người (hồi còn nhỏ người viết bài này cũng đã từng nghĩ như thế). Chỉ có một số loại vỏ cây có thể sử dụng làm trang phục được, đó là loại vỏ cây có một lớp lụa bền chắc bên trong. Sau khi lấy về được mang luộc chín lột lấy lớp lụa, giặt sạch rồi vò cho mềm sau đó mang phơi khô. Khi đã khô, người ta tước vỏ lụa ra thành sợi như sợi chỉ và đưa vào khung để dệt. Có một vài trường hợp, người ta để nguyên những miếng "lụa vỏ cây" ấy, dùng dây cột vào người, nhưng đây chỉ là hãn hữu của những người đàn ông độc thân, nghèo khổ…
Bây giờ theo nhịp văn minh, đang có sự ngược lại. Những người cởi trần lại là các bà già, những phụ nữ đông con, hoàn toàn chỉ vì yếu tố vật chất chứ không phải phong tục, và cũng thảng hoặc. Còn các cô gái, họ cũng không váy không áo ló kiểu dân tộc nữa, mà quần jean áo thun căng cứng, cũng trễ cạp cũng… Trium như ai, thế mà lạ, các nhiếp ảnh gia Việt Nam rất thích khai thác đề tài này, dựng mấy bà già da nhăn nheo cởi trần, thậm chí cho một đứa bé mắt ngơ ngác tròn vo ngậm bầu vú teo tóp của một bà già nào đó, và gửi đi dự thi. Có lẽ nó lạ với các triển lãm ảnh nước ngoài nên họ… trao giải, thế là về nước khoe ầm ĩ. Theo tôi, những hình ảnh ấy vô cùng phản cảm, nó vừa không đẹp về thẩm mỹ, vừa không tốt về nội dung.
Và vì những bức ảnh ấy, người xem cứ tưởng là mọi người đàn bà Tây Nguyên đều ở trần theo phong tục, nhất là các bà già gầy yếu…

Giữa dòng sông Đăk Bla mênh mông nước dâng tràn, hai bên bờ cỏ cây xanh ngắt, chiếc thuyền độc mộc lặng lẽ trôi, duyên dáng, êm xuôi như một chiếc lá mùa thu.
Thuyền độc mộc có từ bao giờ và ai là người sáng tạo ra loại phương tiên độc đáo này? Chẳng ai nhớ được, chỉ biết rằng thuyền độc mộc hiện hữu trong đời sống người dân tộc thiểu số Kon Tum như một nét chấm phá đáng yêu, vừa mang ý nghĩa thực tiễn như một phương tiện giao thông, vừa là công trình nghệ thuật của những nghệ nhân từ bản làng.
Thuyền độc mộc
Bến thuyền độc mộc làng Kon Ktu
Do cấu tạo địa hình cao nguyên nên hệ thống sông ngòi ở Kon Tum rất chằng chịt, về mùa mưa, nước sông dâng lên ồ ạt, dốc đột ngột, nhiều xoáy mạnh, còn mùa khô nước rút mạnh, khiến cho lòng sông hẹp, đáy nhiều đá nhọn lởm chởm. Điều này khiến cho việc sử dụng các phương tiện giao thông như tàu, thuyền lớn, ghe gặp nhiều khó khăn, chỉ có thuyền độc mộc với đặc điểm nhỏ gọn, cơ động mới thích hợp với cuộc sống của bà con dân tộc nơi đây. Với cấu tạo đơn giản nhưng thuyền độc mộc lại có sức nâng cao, đồng thời lại bớt lực cản của nước nên việc vận chuyển những loại hoa màu trồng được trên nương rẫy xuôi về nhà được thuận lợi. Bên cạnh đó, để phù hợp với địa hình đồi núi nhiều sông suối thì thuyền độc mộc cũng nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đi lại giữa làng này qua làng khác. Có lẽ, không có hình ảnh nào đẹp hơn khi giữa một vùng sông nước Đăk Bla bao la rộng lớn, hai bên bờ cỏ cây xanh ngắt, không khí mát lạnh, có chiếc thuyền độc mộc lững lờ trôi trong nắng sớm cao nguyên. Tại thành phố Kon Tum, những ngôi làng ven sông như làng Kon Klor, Kon Ktu, Plei Tơ Nghĩa,…vẫn còn hình ảnh thuyền độc mộc neo đậu dưới bến sông êm đềm. Mỗi khi vụ mùa vừa xong, thuyền lại đầy ắp những khoai, lúa, ngô,…được bà con vận chuyển từ trên nương rẫy trở về nhà.
Đúng như tên gọi của mình: “độc mộc”, thuyền được thiết kế, đục đẽo từ nguyên thân cây lớn gỗ lớn, phổ biến nhất là gỗ sao xanh bởi loại gỗ này nhẹ nhưng chắc chắn, ít bị mối mọt. Cấu tạo của thuyền đơn giản nhưng việc làm ra nó cũng là một quá trình nghệ thuật đòi hỏi nhiều công sức và tài năng của người nghệ nhân. Trước hết là việc tìm gỗ, phải đúng cây gỗ sao, chu vi lớn hơn tay hai người ôm, thân thẳng tuột, ít cành nhánh. Sau khi hạ cây xuống, người ta sử dụng loại cuốc chim thật sắc bén để khoét lòng thuyền, bào nhẵn mặt bên trong và bên ngoài chiếc thuyền, vừa đẽo, vừa đốt lửa để hong khô thân cây. Trong quá trình đẽo thuyền, người nghệ nhân phải toàn tâm toàn ý, tập trung vào từng nhát rìu, tỉ mỉ từng đường nét, đến khi chiếc thuyền bắt đầu có hình có dáng. Mỗi con thuyền đối với người nghệ nhân là cả một công trình nhiều tâm huyết, có cả sự đam mê mà lòng tin. Chiếc thuyền độc mộc thành công là các bộ phận cân đối, hài hòa, vỏ thuyền tuy mỏng nhưng có sức chịu đựng tốt với việc các con sóng đánh ập vào. Nếu như thuyền làm ra không giữ được thế cân bằng thì khi di chuyển dễ bị nứt, toác dần ra đến không sử dụng được. Khi con thuyền đã hoàn thành và hạ thủy an toàn thì người dân mới tiến hành cúng Yàng để tạ ơn. Lễ vật cho mỗi lễ cúng đơn giản cũng phải con gà, ghè rượu...dân làng cùng góp mặt, ca hát, uống rượu mừng làng có chiếc thuyền mới. Người thợ làm thuyền sẽ được gia chủ mời rượu trước tất cả mọi người như một phần thưởng và sự tôn vinh tài năng... Trước đây, nhà nào đẽo được thuyền độc mộc lớn là nhà đó có của ăn của để và được dân làng quí trọng, tin cẩn. Thuyền chỉ được dành cho con trai cả hoặc người chủ nhà - là những người có sức khoẻ, có kinh nghiệm về sông nước trong gia đình, trong buôn làng.
Thuyền độc mộc
Thuyền độc mộc trên sông Đăk Bla
Nhưng rồi theo thời gian, rừng càng ngày càng lùi xa, gỗ lớn làm thuyền ngày càng khó tìm nên việc làm thuyền cũng trở nên hiếm hoi. Thêm vào đó là sự xuất hiện của những phương tiện giao thông hiện đại và thuận lợi khiến cho thuyền độc mộc vắng bóng trên những dòng sông, nghệ thuật làm thuyền độc mộc ngày dần mai một. Tại các huyện có địa hình sông nước chẳng chịt như Sa Thầy, Kon Rẫy, Đăk Tô ngày càng khó để tìm thấy bóng dáng mảnh mai, duyên dáng của thuyền độc mộc trên những dòng sông.
Để gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này, hàng năm, trong dịp Tết Nguyên đán, người Kon Tum lại tổ chức hội đua thuyền độc mộc trên dòng Đăk Bla hùng vĩ, đây là ngày hội, là dịp để người dân các làng giao lưu, kết thân bè bạn với nhau. Ngay từ sáng sớm hàng ngàn người dân tập trung dọc hai bên bờ kè sông Đăk Bla để cùng theo dõi giải đua thuyền độc mộc truyền thống, đây không đơn thuần là một cuộc đua có giải thưởng mà còn là hoạt động văn hóa giữ gìn nét sinh hoạt truyền thống của người dân Bắc Tây Nguyên. Cuộc đua thường được bắt đầu từ 7g sáng, với 9 đội tham dự, đại diện cho các huyện, thành phố đến tranh tài. Mỗi đội lại gồm nhiều chiếc thuyền, và trên mỗi thuyền có hai người, mặc trang phục chỉnh tề, chuẩn bị tư thế sẵn sàng khi trọng tài cất tiếng còi là chèo thuyền vun vút. Đoạn sông đua dài khoảng 3km, không khí náo nức, hàng ngàn người tập trung cổ vũ. Thuyền chiến thắng không chỉ nhận được phần thưởng của Ban Tổ chức mà còn được sự ngưỡng mộ của nhiều người dân. Gần đây nhất là giải đua thuyền độc mộc truyền thống 2013 trên sông Đăk Bla có sự tham dự của 41 thuyền, với 82 vận động viên của 9 xã, phường ven sông. Do lượng nước trên sông Đăk Bla xuống thấp nhất trong 37 năm qua, nên một số đoạn đua mái chèo chạm cát, ảnh hưởng rất nhiều đến chuyên môn và chiến thuật thi đấu của các đội. Nhờ có sự chuẩn bị tốt và là đội tham gia đông nhất với 9 thuyền đua, đội thuyền độc mộc xã Sa Bình, huyện Sa Thầy đã giành cả ba giải: nhất, nhì, ba cá nhân và giải nhất tập thể.
Thuyền độc mộc
Thuyền độc mộc hiện diện trong đời sống bà con dân tộc thiểu số Bắc Tây Nguyên hàng trăm năm nay, cùng người dân qua những con sông lớn, lên thác xuống ghềnh bao lần, chống chịu được những cú va đập với đá ngầm, sóng lớn. Đây vừa là công cụ lao động gần gũi hằng ngày, lại vừa là một nét văn hoá rất đặc sắc cần được giữ gìn trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số Kon Tum.
Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, Việt Nam. Tỉnh lỵ của Đắk Lắk là thành phố Buôn Ma Thuột, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Với văn hóa bản sắc đặc trưng của Tây Nguyên đã tạo nên cho Đắk Lắk một nét riêng không trộn lẫn.
Cơm Lam, Gà Sa Lửa cùng muối lá - Đặc sản Tây Nguyên
Len lỏi qua những con đường đất đỏ gập ghềnh thì du khách sẽ tới được những buôn làng với một thế giới văn hóa hiện ra. Với những ngôi nhà rông sừng sững, những dãy nhà dài đặc trưng của dân tộc Ê Đê, Bana…, những cây nêu thường đặt giữa sân hoặc những khu nhà mồ tạo nên một quần thể sống động. Kiến trúc và đồ vật nơi đây hoàn toàn làm bằng những vật liệu như gỗ, tre, nứa tạo nên sự mộc mạc và gần gũi. Đặc biệt du khách sẽ thấy được khói bếp lan tỏa từ những bếp than âm ấm lửa với những tro, trấu xung quanh tất cả tạo nên một bản hòa tấu của núi rừng và cho những món ăn độc đáo nơi đây.
Đời sống của dân tộc thiểu số Đắk Lắk chủ yếu dựa vào núi rừng nên văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây cũng sẽ mang đậm sắc thái của rừng núi. Với những nguyên liệu thô và tự nhiên như tre nứa, cá suối, thịt rừng, rau rừng….. Với cách chế biến vô cùng đơn giản chủ yếu để làm tang độ tươi và ngon của món ăn. Phương thức làm chín món ăn phổ biến nhất mà mọi người dễ dàng nhận thấy đó là nướng. Qua bài này, người viết xin giới thiệu đến các du khách một món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Đắk Lắk đó là Cơm Lam và Gà Sa Lửa.
Gà nướng sa lửa
Gà kẹp ống tre nướng sa lửa
Về món Gà Sa lửa, gà được chọn từ những giống gà nuôi của đồng bào dân tộc thiểu số hoặc gà rừng với thịt dai, săn chắc, ngọt và thơm thịt. Sau khi làm sạch và ướp gà vỡi hỗn hợp gia vị bao gồm muối hột, lá é, ớt xanh khoảng 01 giờ đồng hồ thì gà được đem vào nướng. Sở dĩ món này có tên là Gà Sa Lửa là bởi vì cách chế biến rất độc đáo của nó. Gà nguyên con được kẹp vào giữa 2 thanh tre hoặc nứa rồi để cạnh bếp lửa cháy bùng trong 02 đến 03 giờ đồng hồ cho gà chín hẳn bằng hơi lửa chứ không nướng trực tiếp trên than hồng như các món gà nướng khác. Gà Sa lửa được ăn xé trực tiếp chấm với muối lá é, một loại lá rừng có vị chan chát đặc trưng của núi rừng tây nguyên sẽ làm món gà thêm phần nồng đượm.
Cơm lam lùi lửa than
Cơm lam lùi lửa than
Nếu đã nhắc tới Gà Sa Lửa mà không nhắc tới một món ăn kèm với nó là Cơm Lam thì quả là một thiếu sót. Cơm Lam được chế biến từ nguyên liệu chính là gạo Nếp Nương, một loại nếp cạn của đồng bào dân tộc thiểu số Đắk Lắk. Nếp Nương được ngâm 02 giờ đồng hồ sau đó cho vào ống lam (hay còn gọi là ống nứa hoặc ống lồ ô) rồi lấy lá chối nén chặt đầu lam lại, sau đó sẽ đưa vào nướng. Cách nướng Cơm Lam, ta không nướng trực tiếp trên than hoặc lửa mà lùi dưới tro trấu của than hồng cho tới khi ống lam chuyển từ màu xanh tươi qua màu vàng úa cháy xém là được. Cơm Lam với mùi thơm đặc trưng của ống lam quyên với nếp Nương thơm nồng ăn với muối mè (vừng) sẽ làm cho mọi người ấn tượng mãi.
Cơm Lam, Gà Sa Lửa và cồng chiêng sẽ là một điểm nhấn thú vị cho một điểm dừng chân cho du khách khi ghé chân tới Cao Nguyên Đắk Lắk hùng vỹ này.

Dù là khách phương xa hay người dân bản xứ, dù là người Việt Nam hay du khách nước ngoài đã từng thưởng thức món Bánh ướt thịt nướng kiểu Ban Mê sẽ không thể quên cảm giác thú vị của món ăn tuy quen mà lạ này.
Không là bánh ướt thịt nướng được cuốn sẵn và ăn với tương đã được nấu lên của Huế mà món bánh ướt kiểu Ban Mê bạn sẽ phải tự mình “vật lộn” và xoay vần với từng miếng bánh trước khi được thưởng thức. Cái thú vị và cái tinh tế cũng từ đó!
Bánh ướt thịt nướng Ban Mê
Nào là dưa leo xanh mướt, xoài vàng ươm cắt sợi, nào là dưa cải chua và rau thơm, trái ớt hiểm xanh xanh nhưng cay nồng được dằm vào chén mắm nêm hoặc nước mắm ngọt…
Bánh ướt thịt nướng Ban Mê
Kia là đĩa thịt nướng thơm lừng với mè rang đang chờ được thưởng thức
Bánh ướt thịt nướng Ban Mê
Dù đang no hay đói thì cảm giác sốt ruột, nóng lòng khi nhìn xung quanh đã xếp từng chồng cao ngất ngưỡng các dĩa bánh ướt. Điều đặc biệt của bánh ướt Ban Mê chính là đây…từng chiếc bánh ướt được tráng mỏng tang trên đĩa, mỗi dĩa chỉ là một miếng bánh ướt thơm ngon và được tráng ngay trước khi đem ra cho thực khách.
Bánh ướt thịt nướng Ban Mê
Sự mong ngóng chờ đợi sự xuất hiện của chú bé phục vụ bưng từng chồng đĩa bánh ướt nóng hổi đến từng bàn, từng thực khách và mỗi khách cũng chỉ được một đĩa một lần.Có đôi lúc khách hàng cũng phải “nằn nì” và “ăn gian” để có thêm dĩa nữa mới thôi.
Bánh ướt thịt nướng Ban Mê
Tiếp đến là công đoạn tự mình gói gém và xoay vần với miếng bánh, gắp một chút dưa leo, một chút xoài, một miếng dưa chua và rau thơm và quan trọng nhất là miếng thịt nướng đã ngay ngắn trên miếng bánh trắng tinh, cứ thế tùy theo sự khéo tay mà chúng ta sẽ có một miếng bánh tròn trịa xinh xắn hay chỉ gói tạm để kịp thỏa mãn cơn thèm đã đến đầu môi. Tất cả vị chua, giòn, thơm, bùi và cay cay khiến cho món ăn không ngán mà rất vừa miệng.
Bánh ướt thịt nướng Ban Mê
Thưởng thức hết một miếng lại tiếp tục chờ đợi đến lượt mình…nhiều thực khách ngay lúc đó sẽ phàn nàn khi phải chờ đợi nhưng sau lúc đó lại thấy thú vị vì tranh thủ trong khi chờ đợi sẽ kịp “tám” thêm nhiều câu chuyện thú vị và lại tiếp tục được thưởng thức hương vị thơm ngon của Bánh ướt thịt nướng kiểu Ban Mê.
Nếu một lần đã ghé thăm Ban Mê và muốn được hòa nhập với cuộc sống của người bản xứ nơi đây, bên cạnh những món đặc sản của núi rừng hãy thử nếm trải và cảm nhận những món ẩm thực phố phường, rất đặc sắc và thú vị khó quên, trong đó có món bánh ướt thịt nướng kiểu Ban Mê này.
Copyright © 2013 Việt Nam Quê Hương Tôi - All Rights Reserved
Trang được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung được đăng trên Blog.